Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Nhật ký Thầy Thiện Quang

  Li Gii Thiu
                          ––|——

Nam mô Bổn Sư Thích Ca mâu ni Phật
Nam mô Bửu Sơn Kỳ Hương Phật
Nam mô A – Di – Đà Phật

Tôi tên: Phạm Minh Hoàng     Sinh Năm: 1964
Pháp Danh: Thiện Bảo
Quê tại: xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Là đệ tử của Đức Thầy Thiện Quang.
______________________________

Kính thưa chư quý thiện hữu và bạn đạo gần xa kính mến, tôi là một tín đồ của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương. Trong thời gian qua tôi đã được theo Đức Thầy Thiện Quang để tu học và được hầu Thầy, tôi xin trích lại đây những gì mà tôi được biết. Tuy nhiên, những gì mà Đức Thầy lo cho nhân loại và những công việc mà Đức Thầy sắp xếp thì tôi không thể nào ghi lại hết được.
Vì vậy, quyển sách này chưa được đầy đủ lắm nhưng dù sao cũng giúp cho huynh đệ và bạn đạo gần xa xem qua để tìm hiểu thêm.
Nếu trong quyển Nhật Ký này có điều chi còn thiếu sót hoặc chưa đầy đủ mong huynh đệ và bạn đạo hoan hỷ cho.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca mâu ni Phật
Nam mô Bửu Sơn Kỳ Hương Phật
Nam mô A – Di – Đà – Phật

                                                     Cà Mau, Ngày 24 – 08 – 2012
                                                                    Người soạn
                                                                Tu sĩ: Thiện Bảo

Nam mô Bổn Sư Thích Ca mâu ni Phật
Nam mô Bửu Sơn Kỳ Hương Phật
Nam mô A – Di – Đà Phật

NHẬT KÝ
ĐỨC THẦY THIỆN QUANG



 













                             Ảnh: Đức Thầy Thiện Quang

Đức Thầy Thiện Quang tên thật là Nguyễn Văn Bá, còn có tên là Nguyễn Thành Long. Sinh lúc 11 giờ đêm, ngày 27, tháng 03 năm 1970 (Canh Tuất) tại tỉnh Vĩnh Long.
Thân sinh của Đức Thầy là:
Ông: Nguyễn Văn Nghĩa, sinh năm 1946 (Đinh Hợi).
Và Bà: Hà Thị Phiến, sinh năm 1946 (Đinh Hợi).
Gia đình có tất cả 7 người con, Đức Thầy là con trưởng. Các em của Đức Thầy gồm:
1.     Nguyễn Văn Hiền, sinh 1974 (Giáp Dần).
2.     Nguyễn Văn Thê, sinh 1975 (Ất Mẹo).
3.     Nguyễn Thị Kim Phượng, sinh 1977 (Đinh Tỵ).
4.     Nguyễn Hoàng Nhủ, sinh 1980 (Canh Thân).
5.     Nguyễn Hồng Phúc, sinh 1983 (Nhâm Tuất).
6.     Nguyễn Hoàng Phong, sinh 1985 (Giáp Sửu).

Đức Thầy Thiện Quang có vợ là Lê Thị Hoa sinh tháng 5, năm 1971 (Tân Hợi), và hai người con trai là:
1.     Nguyễn Chí Linh, sinh 1991 (Tân Mùi).
2.     Nguyễn Chí Nghiệm, sinh1996 (Bính Tý).
Đức Thầy Thiện Quang sinh tại tỉnh Vĩnh Long, đến năm Đức Thầy được 7 tuổi thì cùng với gia đình trở về Trà Vinh (quê nội của Đức Thầy) sinh sống, tại ấp An Chánh, xã Tân Bình, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Năm Đức Thầy 16 tuổi đã tham gia công tác ở địa phương, chức vụ trưởng công an đến năm 21 tuổi. Trong lúc năm Đức Thầy 18 tuổi thì đã bị bệnh hành căn. Năm đó là năm 1988 (Đinh Thìn). Sau ba năm, cho đến ngày 15 tháng Giêng năm 1991 (Tân Mùi) thì Đức Thầy mới hết bệnh và đi về non rất nhiều lần, nhất là vùng Thất Sơn Bảy Núi. Lúc đó, Đức Thầy chỉ mới 21 tuổi.
Đến ngày Rằm, tháng 05, năm 1993 nhằm năm Quý Dậu, tại Trà Vinh, đúng 12 giờ trưa thì Đức Thầy mở đạo bắt đầu thu nhận đệ tử và trị khỏi bệnh cho rất nhiều người chỉ bằng phương pháp nước lạnh. Kể từ đó, bệnh nhân đến càng ngày càng đông nên chánh quyền địa phương đã để ý, và đến bắt Thầy rất nhiều lần. Họ buộc tội Thầy với lý do là trị bệnh bằng nước lạnh là mê tín dị đoan, và mở đạo trái phép.
Đức Thầy Thiện Quang là người nối tiếp đường lối của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương (là một phái đạo Việt Nam chánh gốc) chớ không phải mở đạo nào khác. Tuy nhiên, có rất nhiều người không thấu hiểu được điều này.
Nơi Đức Thầy mở đạo lấy tên là Trường Quan Âm Tự.
















                          
                     
                       Trường Quan Âm Tự còn lợp lá

Trong quyển Cơ Luật Thiên Hoàng Đức Thầy có viết:
TRƯỜNG: Đạo pháp dạy cho Tam cõi
QUAN: Thanh liêm chánh trực của trời
ÂM: Vang rền khắp cả năm châu
TỰ: Thiện Quang tri tầm đạo pháp.
Trường Quan Âm Tự lập ngày 19, tháng 02, năm 1994 (Giáp Tuất), tại ấp An Chánh, xã Tân Bình, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
 










                                      
                                           Trường Quan Âm Tự lợp tol
Trong 2 năm, Đức Thầy đã xuống bút ba quyển sám giảng như sau:
Ngày 19 tháng 02 năm 2006 (Bính Tuất), quyển thứ nhứt có tên là: Đức Phật Khùng.
Vào mùa thu. Tháng 08, năm 2006 (Bính Tuất), quyển nhị có tên là: Khuyên Người Đời Tu Niệm.
Ngày 08, tháng 07, năm 2007 (Đinh Hợi), quyển ba cũng có tên là: Khuyên Người Đời Tu Niệm.
Khi viết xong quyển ba, thì Đức Thầy thọ nạn tại Trà Vinh, vì lúc này có rất nhiều tin đồn là Đức Thầy Thiện Quang chỉ mới học lớp ba thì làm sao có thể viết sám giảng được, nên một số nhà chức trách ở Trà Vinh đến chấp vấn và mời Thầy làm khó dễ rất nhiều lần với lý do là Đức Thầy viết sách trái phép.
Cho đến ngày 21, tháng 08, năm 2007 (Đinh Hợi), Đức Thầy quyết định rời khỏi Trà Vinh và đi độ chúng khắp nơi.
Ngày 23 tháng 10 năm 2007 (Đinh Hợi), Đức Thầy cùng với đệ tử về đến núi Cấm mua đất tại Điện Kín của bà Nguyễn Thị Thu, thường gọi bà Tám mù thuộc địa phận ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, và lập ngôi ở đây. Ngôi này cách Điện Kín khoảng 50m về hướng lên vồ Pháo Binh. Trong thời gian làm ngôi có một số đệ tử từ 6 tỉnh cùng về làm do Đức Thầy Thiện Quang chỉ đạo.
Ngày dựng ngôi là ngày 12, tháng 11, năm 2007 (Đinh Hợi), thuộc ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ngôi được cất bằng cây ở núi, lợp thiếc, theo kiểu mái mỹ và 2 trái, trước sân có xây 18 nấc thang. Đức Thầy đặt tên ngôi là: Thiên Bửu Tự.
Trong thời gian ở đây Đức Thầy và đệ tử sống thật yên tĩnh. Ngày thì làm công việc, tối đến thì Đức Thầy thuyết pháp, giảng giải cho đệ tử hiểu thêm về việc tu hành và con đường đạo pháp. Thời gian này Thầy đã viết quyển “Cẩm Nan Thơ” trong lúc về lại Sài Gòn, Đức Thầy xuống bút vào ngày 01, tháng 04, năm 2008. Khi trở về núi mới viết xong. Thời gian ở trên núi khoảng 1 năm. Khi Thầy đi vắng thì lúc đó Trần Văn Châu, sinh 1961, pháp danh: Bửu Quý, ở tại ấp Lung Sình, xã Định Thành, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu là đệ tử được Thầy giao giữ ngôi thì tự quyền làm giấy tờ nhà và đứng tên, trong khi đó Thầy không hay biết. Bửu Quý còn phối hợp với hai huynh đệ:
1)    Nguyễn Thị Hồng, sinh 1965, pháp danh: Huệ Đào ở phường 12, quận Gò Vấp, TPHCM.
2)    Nguyễn Thị Biết, sinh 1939, pháp danh: Huệ Ngọc, ở ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
3)    Bà Nguyễn Thị Thu, thường gọi là bà Tám mù là người bán đất cho Thầy và một số tín đồ mà trước đó Bửu Quý và Huệ Đào dắt về quy y. Khi Thầy phát hiện, những người này muốn tạo phản Thầy nên đã lập mưu và đặt điều nói xấu nhằm muốn chiếm đoạt ngôi. Những âm mưu đó, Đức Thầy biết rất rõ trước đó khoảng 7 tháng.
Vào khoảng 4 giờ khuya, đêm 26, tháng 09, năm 2008 (Mậu Tý), Đức Thầy quyết định xuống núi. Khi đi tất cả đồ đạt sinh hoạt vẫn để nguyên, trong đó có một cây dù và một cây gậy của Đức Thầy. qua một thời gian, số đồ đó đã bị lấy mất.

 















                   Ngôi: THIÊN BỬU TỰ, ở núi Cấm


Cũng trong năm 2008 (Mậu Tý), Đức Thầy còn xuống bút thêm quyển “Thơ Văn Ngôn”. Còn quyển “Cơ Luật Thiên Hoàng” thì Đức Thầy viết vào ngày 19, tháng 05, năm 1996 (Bính Tuất), nhưng đến năm 2008 mới cho truyền ra.
Trong thời gian xuống núi từ năm 2008 cho đến năm 2010, Đức Thầy còn lập thêm 3 cái cốc ở 3 điểm như sau:
1)    Cốc thứ nhứt: ở Sóc Trăng, cất ngày 04 tháng 04 năm 2009 (Kỷ Sửu). thuộc ấp Đắc Thế, xã Hồ Đắc Kiện, tỉnh Sóc Trăng, trên phần đất của tu sĩ Ngọc Thanh Huệ. Cốc này cất theo mẫu 2 trái bất dần, chiều ngang: 4m, chiều dài: 6m.
Đến năm 2012 (Nhâm Thìn) thì cốc này được Đức Thầy đặt tên là: THIÊN QUAN TỰ. từ khi cốc này được đặt tên thì không còn gọi là cốc nữa mà là ngôi Thiên Quang Tự.
2)    Cốc thứ hai: ở Cần Thơ, cất ngày 12 tháng 04 năm 2009 (Kỷ Sửu), trên phần đất của tu sĩ Ngộ Phúc. Cốc có chiều ngang: 3m, chiều dài: 6m, làm bằng cây gỗ địa phương và lợp lá trầm.
3)    Cốc thứ ba: ở Bạc Liêu, cất ngày 20 tháng 04 năm 2009 (Kỷ Sửu) tại khóm 4, phường 5, thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu, trên phần đất của tu sĩ Thiện Trong.
Đến năm 2012, thì cốc này dỡ ra và cất lại ngôi.
Như vậy, trong thời gian một năm Đức Thầy lập 3 cốc, nhưng đến năm 2012 thì cốc ở Sóc Trăng và Bạc Liêu được Đức Thầy quyết định sửa lại và đăng tên.
Ngôi ở Bạc Liêu được cất theo 2 trái bất dần, chiều ngang 4m, chiều dài 6m, nền lót gạch, phần trên bằng cây lá, ngôi này khởi công vào ngày 29 tháng 04 năm 2012 (Nhâm Thìn). Có tên THIÊN ĐẠI TỰ.
Lễ an vị ngày 12 tháng 05 năm 2012 (Nhâm Thìn).
Như vậy kể từ lúc mà Đức Thầy Thiện Quang rời Trà Vinh cho đến năm 2012 (Nhâm Thìn), Người đã viết nhiều quyển sám giảng và lập các ngôi ở các nơi, tôi xin ghi theo thứ tự như sau:
1.     Ngôi ở núi Cấm: Thiên Bửu Tự.
2.     Ngôi ở Sóc Trăng: Thiên Quang Tự.
3.     Ngôi ở Hậu Giang: Thiên Minh Tự.
4.     Ngôi ở Sóc Trăng: Thiên Chánh Tự.
5.     Ngôi ở Cà Mau: Thiên Giác Tự.
6.     Ngôi ở Cà Mau: Thiên Long Tự.
7.     Ngôi ở Bạc Liêu: Thiên Hoa Tự.
8.     Ngôi ở Bạc Liêu: Thiên Đại Tự.
9.     Ngôi ở Cần Thơ: Thiên Hội Tự.

Sau đây là cảnh nhà của các đệ tử của Đức Thầy, nơi mà Đức Thầy cho phép lập ngôi và cảnh ngôi, khuôn mẫu của mỗi ngôi, ngày tháng lập ngôi và họ tên của những đệ tử có trách nhiệm lo hương khói và chăm sóc.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca mâu ni Phật
Nam mô Bửu Sơn Kỳ Hương Phật
Nam mô A – Di – Đà – Phật






http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTGgSv6zU1Vp0TIORMQn5Uw_byPY4tQJU9Qvr_GJxNxVchzUfrTglG-CW8P
















 


















Ảnh nhà

Họ tên: Trần Thị Cẩm Màu
Sinh năm: 1963
Pháp Danh: Ngọc Thanh Huệ
Quê tại: ấp Đắc Thế, xã Hồ Đắc Kiện,
 huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.





 


















Ảnh Ngọc Thanh Huệ
Ảnh Ngôi

Ngôi: THIÊN QUANG TỰ
Khởi công: ngày 04 tháng 04 năm 2009 (Mậu Tý).
Chiều ngang: 4m
Chiều dài: 6m
Chiều cao: 4m2




 



















Ảnh nhà

Họ tên: Nguyễn Văn Lập
Sinh năm: 1960
Pháp Danh: Bửu Hải.
Quê tại: ấp Phước Hòa A, xã Đông Phước A,
Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.




 


















Ảnh Bửu Hải                                  Ảnh Ngôi

Ngôi: THIÊN MINH TỰ
Khởi công: ngày 19 tháng 06 năm 2011 (Tân Mão).
Lễ an vị: ngày 01 tháng 12 năm 2011 (Tân Mão).
Chiều ngang: 4m.
Chiều dài: 6m.
Chiều cao: 4m2.




 


















Ảnh nhà

Họ tên: Trần Tài
Sinh năm: 1966
Pháp Danh: Bửu Chánh
Quê tại: ấp Nhà Thờ, xã Trung Bình,
 huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.





 

















Ảnh Bửu Chánh
Ảnh Ngôi

Ngôi: THIÊN CHÁNH TỰ
Khởi công: ngày 06 tháng 08 năm 2011 (Tân Mão).
Lễ An Vị: ngày 28 tháng 08 năm 2011 (Tân Mão).
Chiều ngang: 4m.
Chiều dài: 6m
Chiều cao: 4m2.



 


















Ảnh nhà

Họ tên: Lê Văn Nam
Pháp Danh: Thiện Trí
Sinh năm: 1970
Quê tại: ấp 9, xã Khánh An,
 huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.





 


















Ảnh Thiện Trí                                 Ảnh Ngôi

Ngôi: THIÊN GIÁC TỰ
Khởi công: ngày 21 tháng 11 năm 2011 (Tân Mão)
Lễ an vị: ngày 06 tháng 12 năm 2011 (Tân Mão).
Chiều ngang: 4m.
Chiều dài: 6m.
Chiều cao: 4m2.


 


















Ảnh nhà

Họ tên: Quách Lương Tâm
Sinh năm: 1962
Pháp Danh: Thiện Thắng
Quê tại: ấp Tân Hưng, xã Tân Hưng,
huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.






 

















  Ảnh Thiện Thắng                          Ảnh Ngôi

Ngôi: THIÊN LONG TỰ
Khởi công: ngày 06 tháng 04 năm 2012 (Nhâm Thìn).
Lễ an vị: ngày 18 tháng 05 năm 2012 (Nhâm Thìn).
Chiều ngang: 6m.
Chiều dài: 9m.
Chiều cao: 4m9.





 

















Ảnh nhà

Họ tên: Nguyễn Thị Ba
Sinh năm: 1976
Pháp Danh: Yến Khoa
Quê tại: ấp 3, xã Phong Thạnh Tây,
 huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.






 

















Ảnh Yến Khoa                                 Ảnh Ngôi


Ngôi: THIÊN HOA TỰ
Khởi công: ngày 12 tháng 04 năm 2012 (Nhâm Thìn).
Lễ an vị: ngày 01 tháng 05 năm 2012 (Nhâm Thìn).
Chiều ngang: 4m.
Chiều dài: 6m.
Chiều cao: 4m2.



 



















Ảnh nhà

Họ tên: Nguyễn Văn Hai
Sinh năm: 1970
Pháp Danh: Thiện Trong
Quê tại: khóm 4, phường 5,
 thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.





 
















Ảnh Thiện Trong                             Ảnh Ngôi

Ngôi: THIÊN ĐẠI TỰ
Khởi công: ngày 29 tháng 04 năm 2012 (Nhâm Thìn).
Lễ an vị: ngày 12 tháng 05 năm 2012 (Nhâm Thìn).
Chiều ngang: 4m9.
Chiều dài: 6m.
Chiều cao: 4m2.



 













Ảnh nhà

Họ tên: Nguyễn Văn Tho
Sinh năm: 1963
Pháp Danh: Thành An
Quê tại: Khu vực 1, phường Ba Láng,
 quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ.




 














    Ảnh Thành An                            Ảnh Ngôi

Ngôi: THIÊN HỘI TỰ
Khởi công: ngày 02 tháng 06 năm 2012 (Nhâm Thìn).
Lễ an vị: ngày 15 tháng 06 năm 2012 (Nhâm Thìn).
Chiều ngang: 4m9.
Chiều dài: 6m.
Chiều cao: 4m2.


ĐỨC THẦY THỌ NẠN

Vào lúc 11 giờ đêm ngày 04 tháng 02 năm 2009 (Kỷ Sửu), lúc Đức Thầy đang nghỉ trên gác, nhà của đệ tử có pháp danh là Thiện Ngộ và Ngọc Hồng, ở tại thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, thì công an ập tới bắt và lục xét hành lý của Thầy. Vì lúc đó Đức Thầy có đem một số tiền về Cà Mau để cất nhà cho người nghèo nên đã bị họ lấy hết tiền và một số đồ dùng khác.
Họ mời Thầy cùng với ba đệ tử: 1. Bửu Nghiêm (Tắc Vân), 2. Thiện Thắng (Tân Hưng), 3. Ngọc Nương (Phú Tân) cùng tỉnh Cà Mau về cơ quan thị trấn để tra hỏi và làm khó dễ rất nhiều điều. Cho đến 3 giờ khuya họ mới cho Đức Thầy về và buộc vợ chồng Thiện Ngộ phải bảo lãnh cho Đức Thầy.
Đến chiều ngày hôm sau thì Đức Thầy rời Cái Nước và về đến tại nhà Ngọc Thanh Hải ở phường 6, Cà Mau. Thầy nghĩ tại đó đến sáng mùng 8 Thầy ra đi. Đến ngày 29 tháng 02 Thầy về Láng Tròn, thuộc tỉnh Bạc Liêu thuê nhà trọ, vì trong lúc đó việc đi lại của Thầy rất khó khăn, cùng đi với Đức Thầy lúc đó là đệ tử Bửu Nghiêm quê ở Tắc Vân. Hai Thầy trò đã ở đó 19 ngày, trong thời gian ở trọ Thầy đã giả bệnh nên ở đây không ai hiểu được Đức Thầy Thiện Quang là ai?
Cho đến ngày 18 – 03 – 2009 (Kỷ Sửu) thì Đức Thầy về đến Thới Bình, tại nhà của đệ tử Ngọc Minh Thoản,. thì công an ở Thới Bình đến mời Đức Thầy về cơ quan để tra hỏi. Sau một giờ đồng hồ mới thả Đức Thầy về và Đức Thầy cũng rời khỏi nơi đây. Và sau đó, Đức Thầy về tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng và nhiều nơi khác… đều bị công an bắt rất nhiều lần…
Đức Thầy Thiện Quang từ khi rời khỏi Trà Vinh cho đến năm 2012 thì Người đã thọ nạn rất nhiều lần. Trên đây tôi chỉ ghi lại tóm tắt đôi lần mà thôi chớ không thể nào ghi lại hết được, mong huynh đệ thông cảm cho.

Người thuật
Thiện Bảo
                                                             Quê ở Ngọc Hiển, Cà Mau


CHUYẾN THĂM HÀ NỘI
Lần thứ nhứt

Vào ngày 09 tháng 01 năm 2010 (Canh Dần) tại Cần Thơ Đức Thầy đã tổ chức chuyến đi Hà Nội bằng xe hai bánh. Cùng đi với Đức Thầy có những đệ tử:
1.     Bửu Nghiêm: Người chở Đức Thầy.
2.     Thiện Quý: ở huyện Cái Nước, Cà Mau.
3.     Thiện Tùng: ở thành phố Cần Thơ.
4.     Ngộ Linh: ở Xóm Lung, Bạc Liêu.
Chuyến đi này có tất cả 3 xe.
Đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 01 năm 2010 đoàn mới đến viếng lăng Bác Hồ, ngoài ra đoàn còn đến viếng nhiều nơi khác.
Cho đến ngày 28 tháng 01 năm 2010 đoàn mới về đến Cần Thơ.
Như vậy tính từ đi cho đến về là 19 ngày. Trong lúc đi thì Thầy trò chỉ độ bữa ngày một lần, đồ dùng là rau, củ, quả mà thôi.
___________________________

Đức Thầy xuống bút:
Quyển: Bần Sĩ Thuyết Giảng (gồm 74 trang) vào ngày 08 tháng 09 năm 2010 (Canh Dần) tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
Quyển: Nhật Ký Ca Cổ (gồm 32 bài) vào ngày 25 tháng 09 năm 2010 (Canh Dần) tại ấp Lung Môn, huyện Phú Tân, Cà Mau.
___________________________

Tết 2010:
Khác với mọi năm, năm này Đức Thầy sắp xếp cho 6 tỉnh ăn tết và đờn ca những bài ca mà Đức Thầy đã sáng tác trong thời gian vừa qua. Đến tỉnh nào Đức Thầy cũng trực tiếp quay lại những đoạn phim để làm đĩa lưu niệm về sau.
Đoàn đi với Đức Thầy gồm có các đệ tử:
-         Thiện Tùng: chở Đức Thầy
-         Thiện Bảo: chịu trách nhiệm đờn cổ cho huynh đệ ở các tỉnh ca.
-         Bửu Nghiêm.
-         Bảo Thái.
-         Bảo Hải.
Cuối tháng 12 năm 2010 (Canh Dần) Đoàn đến ăn tết tại các tỉnh vào các ngày như sau:
1.     Cần Thơ: ngày 26 tại nhà tu sĩ Thành Trung.
2.     Hậu Giang: ngày 27 tại nhà tu sĩ Bửu Hải.
3.     Sóc Trăng: ngày 28 tại nhà tu sĩ Thành Đạt.
4.     Bạc Liêu: ngày 29  tại nhà tu sĩ Chí Đặng.
5.     Cà Mau: chiều ngày 29 tại nhà tu sĩ Thiện Nhẫn.
Bước sang ngày 03 tháng 01 năm 2011 (Tân Mão) đoàn đến tỉnh Trà Vinh tại nhà của tu sĩ : Minh Trí.
Tuy những ngày đó chính quyền địa phương ở các tỉnh luôn chú ý đến những hoạt động của ta, nhưng huynh đệ vẫn tổ chức chu đáo để ca những bài ca cổ mà Đức Thầy đã sáng tác. Trong những lời ca luôn chứa đựng tình yêu thương nhân loại dạt dào, thiết tha những lời khuyên người đời tu niệm, bài ca còn nêu lên những tấm gương hào hùng của dân tộc Việt Nam, giúp cho đệ tử của Đức Thầy trau dồi đạo hạnh để tiến lên con đường tu học.
_______________________________

CHUYẾN THAM QUAN HÒN ĐÁ BẠC
VÀ HÒN KHOAI

Lúc 5 giờ sáng ngày 25 tháng 02 năm 2011 (Tân Mão), Đức Thầy sắp xếp cho một số đệ tử cùng đi với Đức Thầy đến viếng Hòn Đá Bạc, trong đoàn đi gồm có Đức Thầy và một số đệ tử:


1.     Thiện Tùng: ở Cần Thơ.
2.     Thiện Bảo: ở Cà Mau.
3.     Thiện Nhẫn: ở Cà Mau.
4.     Bửu Nghiêm: ở Tắc Vân.
5.     Thiện Trí: ở Cà Mau.
6.     Chí Đặng: ở Bạc Liêu.
7.     Bửu Vinh ở Cà Mau.
8.     Bảo Thái: ở Cà Mau.
9.     Bửu Hải: ở Hậu Giang.
10.      Thiện Chơn: ở Cần Thơ.
11.      Đức Chiến: ở Cà Mau.
12.      Bảo Hải: ở Cà Mau.
13.      Bảo Sinh: ở Bạc Liêu.
14.      Bảo Thọ: ở Cà Mau.
15.      Thiện Đạo: ở Cà Mau.
16.      Thiện Hạnh: ở Cà Mau.
17.      Thiện Thắng: ở Cà Mau.


Đoàn đến viếng và tham quan các nơi ở Hòn Đá Bạc lúc 8 giờ sáng, ngày 25 tháng 02 năm 2011. Đến 9 giờ 30 phút đoàn trở về đến huyện U Minh, và độ bữa tại nhà tu sĩ Thiện Trí. Độ bữa xong đoàn lại đi tiếp về huyện Cái Nước tại nhà tu sĩ Thiện Nhẫn nghỉ qua đêm. Đến 5 giờ sáng ngày hôm sau, đoàn tiếp tục đi đến huyện Năm Căn. Đến nơi, vì phải đi bằng tàu biển nên đoàn đã gởi xe lại ở Bưu Điện huyện Năm Căn.
Tàu đã chờ sẵn tại ngã tư, bến Tàu Lớn lúc 6 giờ sáng, từng người lần lượt bước xuống tàu và bắt đầu chuyến đi ra biển đầu tiên để tham quan Hòn Khoai.
Tàu chạy đến Hòn Khoai lúc 11 giờ trưa cùng ngày, trên đường đi đoàn đã độ bữa trên tàu. Vì có một vài người không quen đi biển nên đã bị say sóng nhưng ai ai cũng chuẩn bị sẵn sàng để đặt chân lên hòn vì lúc này tàu đã cập bến.  Nhưng rất tiếc, một sự cố đã xảy ra, đồn biên phòng ở Hòn Khoai đã làm khó dễ và mời tất cả người trong đoàn về cơ quan để kiểm tra giấy tờ, tra hỏi và kết quả là không cho đoàn lên Hòn tham quan. Cuối cùng, đoàn chúng ta đã phải trở vô, đến xã Ông Trang thuộc huyện Ngọc Hiển nghỉ qua đêm tại nhà tu sĩ Trung Tấn.
Đến sáng ngày 27 tháng 02 năm 2011 (Tân Mão), đoàn về đến Năm Căn lấy xe và quay trở về. kết thúc chuyến đi không được như ý…
___________________________­

Sau đây tôi xin ghi lại theo thứ tự trong 4 chuyến về non của các đệ tử nam từ nhiều tỉnh do Đức Thầy Thiện Quang sắp xếp trong năm 2011 (Tân Mão).
1.     Chuyến thứ nhất : 18 vị.
2.     Chuyến thứ nhì: 36 vị.
3.     Chuyến thứ ba: 72 vị.
4.     Chuyến thứ tư: 108 vị.

v Tất cả các chuyến về non được Đức Thầy sắp xếp cho đoàn viếng toàn cảnh Thất Sơn, tất cả đều phải mặc đồng phục, và trang phục bà ba vai liền đâu sống, quần lá nem màu đen và lam, đội nón tai bèo và độ bữa ngày một lần và đồ dùng chỉ là rau, củ, quả… chớ không độ ngọc, đoàn mang theo đồ dùng chớ không ghé quán bên đường. Mỗi chuyến đi đều có quay phim lưu niệm.

CHUYẾN VỀ NON
18 VỊ
Đức Thầy Thiện Quang sắp xếp cho 18 đệ tử nam cùng đi với Đức Thầy về thăm viếng vùng Thất Sơn.
Trong chuyến đi này có 2 vị tu sĩ nữ lo hậu cần là Như Thiên ở Tắc Vân và Kiều Lý ở Hậu Giang và một vị tu sĩ chở Thầy là Thiện Tùng.
Đức Thầy thành lập 18 vị phải luôn gương mẫu trong tín đồ Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Đức Thầy đã dạy là phải luôn thể hiện:
Từ Bi – Hỷ Xã – Bác Ái – Vị Tha…
Đức Thầy thành lập 18 vị ngày 08 tháng 02 năm 2011 (Tân Mão) như sau:


 Văn Pháp
1.     Thiện Bảo
2.     Thiện Nhẫn
3.     Bửu Hải
4.     Bảo Sinh
5.     Thiện Đạo
6.     Thiện Trí
7.     Bảo Thái
8.     Đức Chiến
9.     Đức Hiền
Thư Pháp
1.     Minh Hùng
2.     Bửu Nghiêm
3.     Thiện Chơn
4.     Ngộ Phúc
5.     Thiện Thắng
6.     Bảo Thọ
7.     Bửu Vinh
8.     Chí Đặng
9.     Thiện Hạnh



Chuyến về non này phương tiện đi là xe hon đa, xuất phát ngày 09 tháng 02 năm 2011 (Tân Mão) tại nhà tu sĩ Bửu Nghiêm ở Tắc Vân.
Trong đoàn đi đều đội nón tai bèo màu đen, đồng phục quần lá nem, áo đâu sống cổ tròn, màu đen, nâu, lam. Đức Thầy có quy định rõ ràng những sinh hoạt trong đoàn.
Trong chuyến đi này Đức Thầy cho các đệ tử viếng toàn cảnh Thất Sơn và Đức Thầy có quay phim để lưu lại.
Thời gian viếng là 11 ngày, đến ngày 19 tháng 02 năm 2011 (Tân Mão) thì đoàn mới về đến Hậu Giang. Các đệ tử ở xa phải nghỉ lại qua đêm ở Hậu Giang, sáng hôm sau mới về gia đạo và kết thúc chuyến đi.
______________________________

CHUYẾN VỀ NON 36 VỊ
Đây là chuyến đi 36 vị mà Đức Thầy đã định.
Chuyến đi xuất phát lúc 4 giờ sáng ngày 09 tháng 04 năm 2011 (Tân Mão) tại nhà của tu sĩ Bảo Thọ Cà Mau.
Các đệ tử của Đức Thầy từ nhiều tỉnh khi được lịnh của Thầy thì tập trung đúng điểm Thầy quy định.
Chuyến đi này cũng bằng phương tiện xe hon đa.
Hướng dẫn đoàn và chịu trách nhiệm trong chuyến đi có:
1.     Bửu Nghiêm (Tắc Vân): Trưởng đoàn.
2.     Bửu Hải (Hậu Giang): phó đoàn.
Thời gian viếng vùng Thất Sơn là 19 ngày, ngày về là ngày 18 tháng 04 năm 2011 (Tân Mão), nhưng có một điều là huynh đệ chỉ độ ngày một lần mà vẫn khỏe mạnh bình thường.
_______________________________

CHUYẾN VỀ NON 72 VỊ

Đây là chuyến đi thứ ba của các đệ tử bên nam gồm có 72 vị từ 6 tỉnh do Đức Thầy quy định.
Hướng dẫn và chịu trách nhiệm trong chuyến đi có:
1.     Bửu Nghiêm: Trưởng đoàn.
2.     Bửu Hải: phó đoàn.
Chuyến đi xuất phát vào ngày 08 tháng 07 năm 2011 (Tân Mão).
Đoàn đi bằng phương tiện xe lớn.
Tính từ đi đến về là 8 ngày, ngày về là ngày 15 tháng 07 năm 2011 (Tân Mão).


______________________________

CHUYẾN VỀ NON 108 VỊ

Đây là chuyến đi thứ tư của các đệ tử từ 6 tỉnh và cũng là chuyến đi cuối của bên nam mà Đức Thầy Thiện Quang quy định.
Hướng dẫn đoàn và chịu trách nhiệm trong chuyến đi có:
1.     Bửu Nghiêm (Tắc Vân): Trưởng đoàn.
2.     Đức Can (Hậu Giang): phó đoàn.
Đoàn đi bằng phương tiện xe lớn trong đó có xe 16 chỗ của tu sĩ Đức Can, còn lại là thuê xe ngoài.
Chuyến đi xuất phát vào ngày 08 tháng 10 năm 2011 (Tân Mão).
Từ đi đến về là 7 ngày, đoàn kết thúc chuyến đi vào ngày 14 tháng 10 năm 2011 (Tân Mão).
______________________________________

Vì chuyến đi sau đây tôi luôn trực tiếp có mặt nên tôi xin ghi lại chi tiết hơn về chuyến đi này

LƯU NIỆM CHUYẾN ĐI HÀ NỘI
Lần Thứ Hai
Đây là chuyến đi Hà Nội thứ hai, trong chuyến đi này có Đức Thầy Thiện Quang và thê (vợ) của Thầy, các đệ tử gọi là Cô Lớn.
Trong đoàn có các đệ tử như sau:
    Pháp Danh                                           Địa chỉ
1, Thiện Bảo                                     Ngọc Hiển, Cà Mau
2, Thiện Hạnh                                   Cái Nước, Cà Mau
3, Thiện Nhẫn                                   Cái Nước, Cà Mau
4, Thiện Thắng                                  Cái Nước, Cà Mau
5, Bảo Thái                                       Phú Tân, Cà Mau
6, Đức Chiến                                     Phú Tân, Cà Mau
7, Bảo Sinh                                       Giá Rai, Bạc Liêu
8, Chí Đặng                                       Xóm Lung, Bạc Liêu
9, Bửu Hải                                        Châu Thành, Hậu Giang
10, Đức Can                                        Hậu Giang
11, Thiện Chơn                                   thành phố Cần Thơ
12, Thành Trung                                 thành phố Cần Thơ
13, Như Thiên (nữ)                              Tắc Vân
14, Ngọc Thanh Huệ (nữ)                    Hồ Đắc Kiện, Sóc Trăng
15, Hồng Yến (nữ)                               tỉnh Trà Vinh

Chuyến đi xuất phát vào lúc 4 giờ 10 phút sáng ngày 15 tháng 05 năm 2011 (Tân Mão) tại Hậu Giang. Đoàn đi bằng phương tiện xe 16 chỗ của tu sĩ Đức Can và cũng là tài xế trong chuyến đi này.
Điểm đến đầu tiên của đoàn là Cam Ranh vào lúc 4h 30 phút chiều cùng ngày, nghỉ trọ ở đây đến 6 giờ 20 phút sáng ngày hôm sau đoàn tiếp tục đi đến Nha Trang, chỉ ghé ngang qua đây tham quan xung quanh một lát rồi đoàn lại tiếp tục đi, cũng đã trưa, bấy giờ là 11 giờ, đoàn đã đến địa phận Phú Yên và ghé lại bóng cây bên đường độ bữa. Đến 4 giờ chiều đoàn đã đến Quảng Ngãi và nghỉ qua đêm ở đó.
4 giờ sáng ngày 17 tháng 05 năm 2011 (Tân Mão) đoàn bắt đầu đi tiếp đến đèo Hải Vân, đây đúng là một con đèo hiểm trở mà tôi đã từng nghe qua trước đó. Qua đèo cũng đã 9 giờ, đến 11 giờ trưa thì đoàn đã đến Thừa Thiên Huế. Độ bữa xong đoàn đến viếng lăng vua Minh Mạng, một vị vua mà tôi cũng thường hay nghe Đức Thầy nhắc đến. Viếng xong đi tiếp đến 5 giờ chiều đoàn bắt đầu kiếm chỗ trọ qua đêm và nghỉ lại tại Quảng Bình.
Đến 4 giờ 30 phút sáng ngày 18 tháng 05 đoàn tiếp tục khởi hành và hôm nay đoàn đến viếng đền thờ Quang Trung thuộc tỉnh Nghệ An lúc 9 giờ 10 phút.  Viếng không lâu đoàn lại tiếp tục lên đường, xe chạy đến Thanh Hóa lúc 12 giờ trưa, cứ như mọi bữa, đoàn bắt đầu tìm chỗ có bóng mát bên đường để độ bữa. đến 5 giờ 30 phút chiều cùng ngày đoàn đã đến Ninh Bình và nghỉ trọ.
Sáng hôm sau, lúc 5 giờ 30 phút đoàn rời nhà trọ và hôm nay ngày 19 tháng 05 năm 2011 (Tân Mão) đoàn đã đi đến Hà Nội và xe chạy vào khu viếng lăng Bác. Tiếc thay, hôm nay lăng Bác không mở cửa đoàn chỉ đi viếng được Nhà Sàn và Ao Cá. Rời nơi này, đoàn đến viếng Hồ Hoàn Kiếm, xong đi tiếp đến viếng đền thờ Hai Bà Trưng, lúc đó cũng đã 10 giờ 20 phút trưa. đoàn đã độ bữa ở đây, Vì nơi đây trước sân rộng và có cây che bóng mát.
Đến 3 giờ chiều thì đoàn trở ra ngoại ô Hà Nội để tìm chỗ nghỉ ngơi, 6 giờ sáng hôm sau, là ngày 20 tháng 05 đoàn trở lại vô thăm lăng Bác, vào cửa là 7 giờ 20 phút sáng. Viếng xong đoàn đi đến địa phận tỉnh Hải Dương, độ bữa trưa xong, đi tiếp đến 5 giờ chiều và nghỉ trọ ở tỉnh Hải Dương.
Sáng ngày 21 tháng 05 lúc 5 giờ đoàn rời khỏi nhà trọ, và hôm nay đoàn đến núi Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đoàn đến chân núi lúc 6 giờ 20 phút, đi đến 11 giờ trưa thì đoàn dừng chân độ bữa bên đường. Đoàn lên đến đỉnh viếng chùa Đồng núi lúc 12 giờ trưa ngày 21 tháng 05 và quay xuống núi lúc 3 giờ chiều cùng ngày. Đến 5 giờ đoàn về lại tỉnh Hải Dương tìm chỗ nghỉ trọ qua đêm.
Sáng hôm sau, đoàn rời nhà trọ và đi đến Hải Phòng viếng đền thờ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, viếng xong, đoàn rời nơi này và về đến đền Thiên Trường thờ Hoàng Đế triều Trần thuộc tỉnh Nam Định lúc 9 giờ 50 phút. Viếng xong, đoàn lại đi tiếp về Nghệ An, độ bữa trưa xong lại tiếp tục đi cho đến chiều và nghỉ trọ ở đây.
Sáng ngày 23 tháng 05 đoàn đến đền thờ Thái Sư, Cương Quốc Công, Nguyễn Xí thuộc tỉnh Nghệ An và đến di tích Mộ Bà Hoàng Thị Loan (thân sinh của chủ Tịch Hồ Chí Minh) lúc 7 giờ. Viếng nơi đây khoảng 1 giờ đồng hồ thì đoàn đi tiếp đến 8 giờ 50 phút thì đã đến quê Ngoại Bác Hồ ở Làng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàng, tỉnh Nghệ An. Và cũng sang quê Nội Bác ở gần đây. Đến 10 giờ 30 phút thì đoàn đến viếng tượng đài đại thi hào Nguyễn Du và cũng độ bữa trước cổng nơi đây.
Độ bữa xong, đoàn lại đi tiếp về khu di tích tưởng niệm cố tổng Bí Thư Hà Huy Tập thuộc địa phận tỉnh Hà Tỉnh lúc 2 giờ chiều cùng ngày. Viếng xong, thì đến đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu lúc 3 giờ 50 phút. Viếng xong các nơi này thì đến 4 giờ chiều đoàn đã về đến tỉnh Quảng Bình và nghỉ trọ qua đêm.
Hôm sau, lúc 4 giờ 45 phút đoàn rời nhà trọ và về đến Thành Cổ Loa thuộc tỉnh Quảng Trị lúc 8 giờ sáng. Viếng xong, xe của đoàn về đến Thừa Thiên Huế đã 10 giờ trưa, và tìm chỗ có bóng mát bên đường để độ bữa rồi đi tiếp. Cuộc hành trình thăm viếng cứ liên tục trong ngày, 11 giờ 30 phút đến viếng lăng vua Tự Đức ở Huế, 1 giờ 30 phút đến viếng lăng vua Khải Định,  1 giờ 50 phút đến cố đô Huế (Thành Nội). Và đến 4 giờ chiều thì đoàn đã sắp đi qua khỏi địa phận Huế, bên kia là đèo Hải Vân rồi… đoàn quyết định nghỉ đêm lại đây rồi sáng mai mới qua đèo.
Sáng ngày 25 tháng 05, sớm hơn mọi bữa, 3 giờ 30 phút đoàn đã xuất phát. Chuyến về lần này đoàn đi qua đèo Hải Vân bằng đường hầm chứ không đi đường đèo nữa, đếm hầm thì đã 5 giờ, chạy trong đường hầm phải mất hết 20 phút  mới qua đoạn đường hầm dài hơn 7 km. Giáp với Huế là Đà Nẵng, đoàn về đến viếng núi Ngũ Hành Sơn thuộc huyện Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) lúc 7 giờ sáng. Tại đây đoàn đã đến viếng các điểm như sau:
1.     Tháp Xá Lợi.
2.     Động Vân Thông.
3.     Động Linh Nham.
4.     Động Huyền Không.
…………………………..
Viếng xong, đoàn rời núi Ngũ Hành Sơn lúc 9 giờ và về đến Quảng Nam lúc 12 giờ trưa, khi độ bữa trưa xong, đoàn đi tiếp về tỉnh Quảng Ngãi lúc 3 giờ chiều cùng ngày. Qua đêm lại đây, đến sáng ngày hôm sau đoàn rời nhà trọ và về đến thành phố Nha Trang lúc 11 giờ 30 phút. Độ bữa xong đoàn đến viếng Tháp Chàm (Ninh Thuận) và nghỉ trọ ở địa phận này.
Sáng 27 tháng 05 lúc 3 giờ 40 phút đoàn xuất phát, và hôm nay điểm đến là Dinh Cô, Long Hải (Vũng Tàu), xong đoàn đến viếng Nhà Lớn, đảo Long Sơn cũng thuộc địa phận Bà Rịa – Vũng Tàu. Đoàn rời Nhà Lớn đi đến 11 giờ 50 phút rồi dừng lại độ bữa, và khi về đến tỉnh Đồng Nai thì xe bị hư nên phải ghé sửa mất khoảng 2 giờ đồng hồ mới xong. Đến 4 giờ chiều thì đoàn mới tìm chỗ trọ lại.
Sáng lúc 3 giờ ngày hôm sau, đoàn rời nhà trọ và về đến núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh, đến đây, đoàn lên núi và viếng các điểm như sau:
1.     Chùa Bà Đen.
2.     Điện Linh Sơn Thánh Mẫu.
3.     Điện Ông Hổ.
Đoàn lên đến đỉnh lúc 10 giờ 30 phút trưa. Viếng xong, đoàn rời núi Bà Đen 2 giờ 10 chiều cùng ngày. Như vậy, tính thời gian lên núi và xuống núi là mất hết 4 giờ và trong lúc đi tất cả người trong đoàn chỉ độ bánh mì mà thôi. Đến 2 giờ 50 phút thì đoàn đến viếng Tòa Thánh Tây Ninh. Cho đến 5 giờ chiều thì đoàn mới tìm được nhà trọ để nghỉ qua đêm.
Sáng ngày 29 tháng 05 năm 2011 (Tân Mão) đoàn rời nhà trọ lúc 4 giờ 15 phút và hôm nay đoàn được về đến nhà Ông và Bà Thân của Đức Thầy tại Sài Gòn. Về đến đây là 6 giờ sáng và ở đây cho đến 11 giờ trưa, khi độ bữa xong, lúc 12 giờ là đã rời nhà của Đức Ông để đến viếng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc (Đồng Tháp) thân sinh của Hồ Chủ Tịch lúc 3 giờ 20 phút chiều cùng ngày. Viếng xong thì đoàn về đến Hậu Giang là 6 giờ tối. Xe dừng ở lộ lớn, huynh đệ phải đi xe nhỏ để vào được đến nhà của Bửu Hải ở Hậu Giang.
Khi về đến nhà Bửu Hải thì các huynh đệ cùng đi với Đức Thầy Thiện Quang đã ngồi lại nghe Thầy kiểm thảo trong chuyến đi vừa qua. Có những ưu khuyết điểm cần phải sửa chữa được Đức Thầy nhắc nhở để khắc phục. trong tác phong, cách hành xử giữa đạo và đời Đức Thầy đã nhắc nhở các đệ tử của mình phải làm sao để thể hiện được phẩm chất vốn có của một người tu, cốt cách của một người có đức hạnh để xứng đáng là đệ tử của Phật môn, là người thay thế Phật để độ chúng… tất cả đều hoan hỷ…
Chuyến đi Hà Nội tính thời gian từ đi cho đến về là 15 ngày, ngày xuất phát là ngày 10 tháng 05 năm 2011 (Tân Mão) và ngày về là ngày 29 tháng 05 năm 2011 (Tân Mão).
Trong suốt chuyến đi đều có quay phim lưu niệm.

___________________________

MUA THUYỀN HÀNH ĐẠO

Đến nửa năm 2011 (Tân Mão), Đức Thầy Thiện Quang có bàn với đệ tử sắm thuyền để đi lại hành đạo. Trong bổn đạo đều nhất trí với sự sắp xếp của Thầy và việc mua thuyền được tiến hành.
1.     Thuyền Đức Thầy ngự có tên là Ngọc Cung, thuyền nầy được đóng mới hoàn toàn, được làm bằng gỗ Sao.
Trọng tải khoảng 5 tấn, mui luông, xuất hành ngày 09 tháng 06 năm 2011 (Tân Mão).
2.     Thuyền thứ hai có tên là Diêu Cung, xuất hành ngày 02 tháng 10 năm 2011 (Tân Mão). Đức Thầy giao cho tu sĩ Thu Ngọc, quê ở Cà Mau quản lý, tài công thì huynh đệ thay nhau lái.
3.     Thuyền thứ ba có tên là Thiên Cung, xuất hành ngày 09 tháng 11 năm 2011 (Tân Mão). Đức Thầy giao cho tu sĩ Bảo Hải quê ở Cà Mau quản lý, tài công thì huynh đệ thay nhau lái.
4.     Thuyền thứ tư có tên là Tây Cung, xuất hành ngày 05 tháng 12 năm 2011 (Tân Mão). Thuyền nầy Đức Thầy giao cho tu sĩ Thiện Đạo quê ở Cà Mau quản lý, tài công thì huynh đệ thay nhau lái.
5.     Thuyền thứ năm có tên là Thánh Cung, xuất hành ngày 09 tháng 11 năm 2011 (Tân Mão). Thuyền nầy Đức Thầy giao cho tu sĩ Thiện Tùng quê ở Cần Thơ quản lý, tài công thì huynh đệ thay nhau lái.
6.     Thuyền thứ sáu có tên là Tiên Cung, xuất hành ngày 27 tháng 03 năm 2012 (Nhâm Thìn), thuyền nầy Đức Thầy giao cho Ngọc Hương quản lý, tài công thì huynh đệ thay nhau lái.
Trong những chiếc thuyền đã nói trên, mỗi thuyền đều có dán nội quy mà Đức Thầy đã đề ra, và tất cả các đệ tử sống trên thuyền đều phải chấp hành theo luật đạo.
Trong thời gian sống trên thuyền mọi sự sinh hoạt đều phải tuân theo luật được dán trên nội quy, thức ăn, đồ dùng bữa hàng ngày chỉ là rau, củ, quả. Rau thì hái rau mọc theo sông, còn nước sinh hoạt thì là nước ở trên sông Hậu Cái Côn.
Đức Thầy Thiện Quang và đệ tử sống trên thuyền rất giản dị và tiết kiệm, đạm bạc ngày chỉ độ bữa một lần vào giờ ngọ, mỗi thuyền đều có thờ Tam Bảo và các đệ tử ở trên thuyền đều phải hai thời công phu.
 Cho đến ngày 25 tháng 12 năm 2011 (Tân Mão), Đức Thầy có cho một số đệ tử từ 6 tỉnh xuống thuyền cùng ăn tết với Đức Thầy, trong đó có nam nữ là 49 người. Đức Thầy có tổ chức lễ cúng ngày 25 tết.
Trên thuyền tại dòng sông Hậu Cái Côn, lễ cúng Phật và cúng Cửu Huyền Trăm Họ, cúng Long Cung, Long Dương đã diễn ra rất là nghiêm túc và trang trọng, trong lễ cúng mỗi đệ tử đều thành tâm cầu nguyện. Khi lễ cúng xong thì đệ tử cùng độ bữa với Đức Thầy, độ bữa xong, Đức Thầy cho một số đệ tử trở về gia đạo ăn tết, còn lại một số đệ tử quản lý thuyền ở lại lo phận sự.
Như vậy trong cuối năm 2011 (Tân Mão), Đức Thầy Thiện Quang và đệ tử đã mua được 5 chiếc thuyền để đi lại hành đạo, trong số thuyền này có một số mua thuyền cũ và sửa lại theo mẫu mui luông và trang trí theo quy định của Đức Thầy.





BẮT CẦU KINH LUNG CHIM

Năm 2011 đã qua. Bước sang đầu năm mới, năm 2012 (Nhâm Thìn), kinh Lung Chim thuộc tỉnh Cà Mau đã có được một cây cầu mới xây… Vì đã đôi lần đến đây và nhìn thấy sự khó khăn về việc đi lại của người dân nơi đây nên Đức Thầy Thiện Quang đã động viên cho các đệ tử ở các tỉnh giúp một số đồng ngân để bắt một cây cầu ở kinh Lung Chim, ấp Lung Môn, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau cho bà con và các em học sinh ở nơi đây thuận tiện cho việc đi lại hơn.
Cây cầu được khởi công vào ngày 19 tháng 01 năm 2012 (Nhâm Thìn), và hoàn thành (Lễ bàn giao) vào ngày 10 tháng 03 năm 2011 (Nhâm Thìn) với tổng kinh phí là 83.512.000 đ (tám mươi ba triệu năm trăm mười hai ngàn đồng), và hơn 30 ngày công của các huynh đệ ở từ 9 tỉnh về làm. Trong khi làm thì mỗi ngày đều có khoản 15 huynh đệ, trong lúc làm thì huynh đệ chỉ độ bữa ngày một lần, đồ dùng chỉ là rau, củ, quả mà thôi, và không nghỉ trưa.
Cây cầu được đặt tên là cầu kinh Lung Chim do Đức Thầy Thiện Quang tặng, lễ bàn giao có khoản hơn 40 đệ tử của Đức Thầy từ 9 tỉnh về tham dự cùng với chính quyền tại địa phương đến dự và chứng kiến.
___________________________________

Trong mọi việc làm và sự sắp xếp của Đức Thầy Thiện Quang khó có ai mà hiểu được, mọi việc đều có một cơ duyên huyền bí nào đó mà người đời không bao giờ thấu hiểu. Như chúng ta đã thấy, các đệ tử cũng đã từng thấy và chứng kiến, dù bất cứ việc làm nào đó của Đức Thầy thì đều mang lại lợi ích cho xã hội, cho nhân loại và nước nhà. Thầy đã dẫn đường và giúp cho các đệ tử biết thế nào là làm việc thiện, tích đức…như câu “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, mà Đức Thầy thường khuyên dạy. Thế nhưng, đã có một số người không hiểu và có những ý nghĩ sai lệchĐáng thương thay những ai còn chưa hiểu

|||  Ai muốn hiểu đạo của Ông ?
            Phá hết cố chấp mới mong tỏ tường|||

Sau đây là các chuyến về non của các tu sĩ nữ do Đức Thầy Thiện Quang quy định.
v Tất cả các chuyến về non được Đức Thầy sắp xếp cho đoàn viếng toàn cảnh Thất Sơn, tất cả đều phải mặc đồng phục, và trang phục bà ba vai liền đâu sống, quần lá nem màu đen và lam, đội nón tai bèo, khăn sọc quàng cổ và độ bữa ngày một lần và đồ dùng chỉ là rau, củ, quả… chớ không độ ngọc, đoàn mang theo đồ dùng chớ không ghé quán bên đường. Mỗi chuyến đi đều có quay phim lưu niệm.

_______________________________


CHUYẾN VỀ NON 24 VỊ NỮ

Đức Thầy sắp xếp cho đệ tử chuyến về non 24 vị nữ ở từ 9 tỉnh.
Chuyến đi nầy cũng về viếng vùng Thấy Sơn Bảy Núi, đây là chuyến đi thứ nhất của các tu sĩ nữ. đoàn xuất phát vào ngày 21 tháng 01 năm 2012 (Nhâm Thìn).  
Hướng dẫn đoàn và chịu trách nhiệm trong chuyến đi có:
1.     Bửu Nghiêm (Tắc Vân): Trưởng đoàn.
2.     Đức Can (Hậu Giang): phó đoàn.
Đoàn đi bằng phương tiện xe lớn trong đó có xe 16 chỗ của tu sĩ Đức Can (cũng là tài xế), còn lại là đi bằng xe hon đa.
Chuyến đi nầy kéo dài trong 7 ngày và kết thúc vào ngày 28 tháng 01 năm 2012 (Nhâm Thìn).

______________________________



CHUYẾN VỀ NON 49 VỊ NỮ

Đây là chuyến đi thứ nhì của các đệ tử gồm 49 vị là nữ từ 9 tỉnh do Đức Thầy Thiện Quang quy định.
 Đoàn xuất phát vào ngày 21 tháng 04 năm 2012 (Nhâm Thìn). 
Hướng dẫn đoàn và chịu trách nhiệm trong chuyến đi có:
1.     Bửu Nghiêm (Tắc Vân): Trưởng đoàn.
2.     Đức Can (Hậu Giang): phó đoàn.
Đoàn đi bằng phương tiện xe lớn trong đó có xe 16 chỗ của tu sĩ Đức Can (cũng là tài xế), còn lại là thuê xe ngoài.
Chuyến đi kết thúc vào ngày 27 tháng 04 năm 2012 (Nhâm Thìn).
_____________________________

CHUYẾN ĐI HÀ NỘI
Lần Thứ Ba

Chuyến đi nầy Đức Thầy đi cùng với người thân trong gia đình, trong đó có: Ông Thân, Bà Thân của Thầy cùng với 2 cậu con trai và 1 người con gái nuôi, còn lại là đệ tử của Đức Thầy.
Cuộc hành trình xuất phát vào ngày 30 tháng 04 năm 2012 (Nhâm Thìn). Đoàn đến viếng các đền thờ, di tích, lăng tẩm ở nhiều tỉnh, và đến Hà Nội để viếng lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tham quan núi Yên Tử…v.v… Đức Thầy rất chú trọng đến viếng các đền Vua, các triều đại ngày xưa và các vị anh hùng của Dân Tộc.
Chuyến thăm 3 miền kết thúc, khi đưa Đức Ông và Đức Bà về đến nhà sau đó đoàn về đến Vĩnh Long lúc 7 giờ tối ngày 13 tháng 04 năm 2012 (Nhâm Thìn). Như vậy tính từ đi cho đến về là 13 ngày.


_____________________________

CHUYẾN VỀ NON 81 VỊ NỮ

Đức Thầy sắp xếp cho đệ tử chuyến về non 81 vị nữ ở từ 9 tỉnh.
Chuyến đi nầy cũng về viếng vùng Thấy Sơn Bảy Núi, đây là chuyến đi thứ ba của các tu sĩ nữ. đoàn xuất phát vào ngày 21 tháng 07 năm 2012 (Nhâm Thìn). 
Hướng dẫn đoàn và chịu trách nhiệm trong chuyến đi có:
1.     Bửu Nghiêm (Tắc Vân): Trưởng đoàn.
2.     Đức Can (Hậu Giang): phó đoàn.
Đoàn đi bằng phương tiện xe lớn trong đó có xe 16 chỗ của tu sĩ Đức Can (cũng là tài xế), còn lại là thuê xe ngoài.
Chuyến đi nầy kéo dài trong 7 ngày và kết thúc vào ngày 27 tháng 07 năm 2012 (Nhâm Thìn).
_____________________________

CHUYẾN VỀ NON 136 VỊ NỮ

Đức Thầy sắp xếp cho đệ tử chuyến về non 136 vị nữ ở từ 9 tỉnh.
Chuyến đi nầy cũng về viếng vùng Thấy Sơn Bảy Núi, đây là chuyến đi thứ tư của các tu sĩ nữ. đoàn xuất phát vào ngày 21 tháng 10 năm 2012 (Nhâm Thìn). 
Hướng dẫn đoàn và chịu trách nhiệm trong chuyến đi có:
1.     Bửu Nghiêm (Tắc Vân): Trưởng đoàn.
2.     Đức Can (Hậu Giang): phó đoàn.
Đoàn đi bằng phương tiện xe lớn trong đó có xe 16 chỗ của tu sĩ Đức Can (cũng là tài xế), còn lại là thuê xe ngoài.
Chuyến đi nầy kéo dài trong 7 ngày và kết thúc vào ngày 27 tháng 10 năm 2012 (Nhâm Thìn).

_____________________________


Quyển sách này đã được sự đồng ý của Đức Thầy Thiện Quang và một số tín đồ cho phép in ấn nhằm để cho tín đồ sau này hiểu rõ thêm về việc hành đạo, sự truyền dạy việc tu học cho các đệ tử của Đức Thầy và những phương pháp hành đạo qua các việc mà Đức Thầy đã thực hiện để lại cho đệ tử. Đó cũng là một dấu ấn của Bửu Sơn Kỳ Hương.
Qua quá trình sự tu học của tôi được Đức Thầy Thiện Quang truyền dạy. Với sự hiểu biết của tôi, tôi xin soạn lại quyển sách này là để cho huynh đệ sau này hiểu biết thêm về thân thế của Đức Thầy. Qua những việc tôi kể trên đây, chỉ sơ lược chớ không thể không thể kể hết. Vì sự hiểu biết của tôi chưa đầy đủ lắm.
Khi huynh đệ xem qua quyển sách này, nếu có đoạn nào còn thiếu sót và cần bổ sung thêm, tôi nhờ huynh đệ tận tình đóng góp cho quyển sách này được đầy đủ hơn. Tôi rất chân thành cám ơn và kính tạ.




Cà Mau, ngày 30 tháng 10 năm 2012 (Nhâm Thìn)
Soạn giả
Tu sĩ Thiện Bảo








MỤC LỤC
Lời giới thiệu                                                                              Trang
1.     Nhật ký Đức Thầy Thiện Quang......................................................           2
2.     Ảnh các ngôi........................................................................ 9 - > 24
3.     Đức Thầy thọ nạn........................................................................ 25
4.     Chuyến thăm Hà Nội lần I........................................................... 26
5.     Chuyến thăm hòn Đá Bạc và Hòn Khoai..................................... 27
6.     Chuyến về non 18 vị.................................................................... 29
7.     Chuyến về non 36 vị.................................................................... 30
8.     Chuyến về non 72 vị.................................................................... 30
9.     Chuyến về non 108 vị.................................................................. 31
10.      Chuyến thăm Hà Nội lần II.......................................................... 31
11.      Mua thuyền hành đạo.................................................................. 35
12.      Bắt cầu kinh Lung Chim.............................................................. 37
13.      Chuyến về non 24 vị nữ............................................................... 38
14.      Chuyến về non 49 vị nữ............................................................... 39
15.      Chuyến thăm Hà Nội lần III......................................................... 39
16.      Chuyến về non 81 vị nữ............................................................... 40
17.      Chuyến về non 136 vị nữ............................................................. 40







1 nhận xét: